Thức ăn Loại thức ăn:
- Trong điều kiện nuôi: Rắn ăn chủ yếu là những loại thức ăn giàu chất
đạm như: Cóc, ếch, nhái, chuột, gà, vịt con, trứng ấp hỏng, thịt các
loại.
- Loại thức ăn cho rắn ráo trâu nuôi phụ thuộc vào cách huấn luyện cho
ăn ngay từ đầu của mỗi cơ sở nuôi, và khả năng cung cấp các loại thức ăn
ở những địa phương khác nhau
- Thức ăn cho RRT thay đổi theo mùa: Mùa mưa ăn cóc nhiều hơn, mùa khô
ăn nhiều thức ăn tự nuôi như ếch, nhái, trứng ung và thức ăn dự trữ.
Chú ý:Không nên thúc rắn nuôi thương phẩm bằng các loại thuốc tăng trọng, vì sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm thịt rắn.
Nguồn cung cấp thức ăn:
- Ở nông thôn: Nơi có diện tích rộng, có thể tự túc nuôi ếch, gà, vịt
để đảm bảo nguồn thức ăn cho rắn, ngoài ra còn thu mua cóc do người dân
địa phương bắt bán nhiều
vào mùa mưa. Lượng cóc thu mua nhiều sẽ dự trữ trong tủ cấp đông để dành cho rắn ăn quanh năm.
- Ở thị trấn, thành phố: Nguồn thức ăn chủ yếu là mua lại từ các địa
phương như cóc, ếch nhái; hoặc mua các sản phẩm loại từ các lò ấp trứng.
Đa số các cơ sở nuôi rắn đều có tủ cấp đông để dự trữ thức ăn, đảm bảo
cho đàn rắn nuôi.
Chăm sóc, theo dõi và vệ sinh chuồng Chăm sóc dinh dưỡng
- Chế độ ăn của rắn khác nhau tùy giai đoạn sinh trưởng của rắn và thời tiết.
+ Rắn con: rắn giống con, rắn con được vài ngày tuổi đã có thể ăn những loại thức ăn nhỏ mềm hoặc thức ăn lớn băm nhỏ. Cho ăn nhiều bữa trong ngày.
+ Rắn trưởng thành: Cho ăn 2 – 3 ngày 1 lần vào mùa nóng và 5 - 6 ngày 1
lần vào mùa lạnh. Lượng thức ăn thường vào khoảng 3 – 5% trọng lượng cơ
thể rắn
+ Rắn sinh sản: Rắn thời kỳ giao phối, sinh sản nên cho ăn lượng thức ăn
ít hơn bình thường, chỉ khoảng 1 – 2% trọng lượng cơ thể chúng. Rắn cái
sau khi giao phối cần cho ăn thức ăn đảm bảo cả lượng và chất để rắn
nuôi thai.
- Cho rắn ráo trâu ăn miếng thức ăn vừa với kích thước miệng của rắn, những loại thức ăn lớn cần phải băm nhỏ cho rắn giống, rắn con ăn.
- Nên cho rắn con nhỏ ăn vào ban ngày và con lớn/ trưởng thành ăn vào lúc chiều tối.
Cách cho ăn:
- Cho thức ăn tươi, hoặc thức ăn dữ trữ sau khi rã đông vào những khay/
đĩa, đặt trong chuồng rắn. Những loại cóc, ếch nhỏ còn sống nên đập chết
trước khi cho ăn.
- Nên cho ăn 2/3 đàn, sau khoảng 90phút thu gom và thêm thức ăn cho 1/3
đàn còn lại ăn. Không để thức ăn thừa trong chuồng nuôi ảnh hưởng đến
sức khỏe của rắn.
- Trong thời gian rắn ăn cần giữ yên tĩnh, rắn bị kích động có thể nôn thức ăn ra không ăn nữa.
Nước uống:
- Nhu cầu nước cho rắn không nhiều, nhưng cần cung cấp đầy đủ. Nên bố
trí mỗi chuồng 1 chén để chứa nước, khi kiểm tra thấy hết nước trong
chén cần bổ sung.
- Rắn ráo trâu nuôi thường lột xác 20 ngày 1 lần. Trong thời gian rắn
lột xác, thường bỏ ăn. Do vậy trường hợp này, không quá lo lắng.
Vệ sinh, theo dõi chuồng nuôi:
- Dọn vệ sinh chuồng sau mỗi lần cho ăn để đảm bảo vệ sinh.
- Cần chú ý kiểm tra chuồng nuôi, độ ẩm của nền chuồng hoặc những biểu
hiện khác thường để kịp thời có biện pháp xử lý khắc phục.
- Đặc biệt đối với rắn cái thời kỳ mang thai, đẻ trứng (khoảng từ tháng
3 – tháng 5 dương lịch) cần quan sát hình thái để theo dõi sức khỏe và
chăm sóc rắn. Da của rắn ráo trâu cái mang thai thường giãn ra so với
bình thường, da mỏng có thể thấy được trứng ở
bên trong.
- Theo dõi các ô chuồng, nếu thấy rắn đã đẻ trứng, cần lấy trứng ra để ấp nhân tạo
- Trứng trước khi đưa vô thùng xốp để ấp, cần kiểm tra chất lượng và
khả năng nở ra con bằng đèn soi; bằng cách này, tỷ lệ trứng nở thành
công đạt 90% so với bình thường không kiểm tra tỷ lệ nở chị đạt 70%.